Du lịch phù lỗ
Sóc Sơn vô vàn huyền thoại, đa phần gắn với Đức Thánh Gióng, cũng là vùng đất giàu truyền thống cách mạng và thấm đẫm chất thi ca. Tại đây đã sinh ra người phụ nữ nức tiếng tài năng về thơ văn, từng được vua Lê Thánh Tông (thế kỷ XV) phong chức Phù gia nữ học sĩ và giao cho đảm đương công việc dạy đạo đức, nghi lễ, truyền đạt văn hóa cho cung nhân trong triều. Bà là thi sĩ Ngô Chi Lan, người con của xã Phù Lỗ.
Tên thật của bà là Ngô Chi Lan, tự Quỳnh Hương, tục danh Ngô Thị Hĩm; còn có tên là Nguyễn Hạ Huệ. Bà sinh vào khoảng giữa thế kỷ XV, tại làng Phù Lỗ, xã An Lạc, huyện Kim Hoa, xứ Phúc Yên (nay là xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn). Nhiều người biết đến Ngô Chi Lan. Bởi bà không chỉ có sắc đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” mà còn có tài về văn chương, tiếng tăm lừng lẫy. Duy có một điều, chi tiết cụ thể về gia thế của bà, nhất là thân phận “ba chìm, bảy nổi” của nữ học sĩ thì lại rất ít có người biết đến. Vì có người cô ruột là Ngô Thị Ngọc Dao, thứ phi của Vua Lê Thái Tông nên Ngô Chi Lan sớm được theo cô vào cung Khánh Phương để hầu hạ. Song, cuộc đời của nữ học sĩ đã gặp phải muôn vàn khó khăn, nhất là từ khi thứ phi Ngọc Dao có thai, trong nội cung thường xảy ra lục đục bằng những vụ ganh ghét, hãm hại lẫn nhau. Trước tình hình trên, để bảo đảm an toàn về tính mạng, thứ phi Ngọc Dao đã được vợ chồng công thần Nguyễn Trãi đưa đi trốn, còn cô cháu gái (tức Ngô Chi Lan) thì được bà Nguyễn Thị Lộ (ái thiếp của Nguyễn Trãi) giấu đem về nhận làm con nuôi, cải thành họ Nguyễn và đổi tên, gọi là Nguyễn Hạ Huệ. Chồng Hạ Huệ là Phù Thúc Hoành; tự Nhâm Nhân, người làng Phù Xá Đoài (nay thuộc xã Phú Minh, cùng huyện với Nguyễn Hạ Huệ). Ông Hoành thi đỗ làm quan, được giữ chức Đông các Đại học sĩ. Sau vụ án “Lệ Chi Viên”, mẹ nuôi của bà là Nguyễn Thị Lộ bị khép án tử hình, bà phải cải dạng, đổi tên thật là Chi Lan và trốn tránh ở khắp mọi nơi. Đến khi Thái tử Hạo (Tư Thành) con của thứ phi Ngọc Dao lên ngôi vua, bắt đầu triều đại Lê Thánh Tông (1460 -1497) nữ học sĩ Ngô Chi Lan lại được dịp vào trong cung bái kiến cô mình, giờ là Thái hậu Ngọc Dao.
Bản thân Chi Lan lúc bấy giờ đã rất tài giỏi thi ca, từ khúc, lại làu thông về kinh sử, nên không những được Thái hậu vô cùng yêu chiều, mà nhà vua Lê Thánh Tông cũng rất đỗi mến mộ. Tương truyền, mỗi khi nhà vua đi du ngạn, hoặc dự yến tiệc ở bất cứ nơi đâu, học sĩ Ngô Chi Lan đều phải mang nghiên bút theo chầu hầu. Vì có biệt tài sáng tác rất nhanh, nên khi xuất khẩu, lúc phóng bút, ít khi bà phải sửa chữa, dù chỉ là một chữ. Có lần nhà vua đi dạo, dừng chân thưởng ngoạn tại Thanh Dương Môn, chợt thấy làn mây biếc là đà trên mái điện bèn sai quan thị họ Nguyễn làm từ vịnh cảnh. Khi từ khúc Uyên ương dâng lên, nhà vua không vừa ý và truyền ngay nữ học sĩ họ Ngô làm bài khác. Ngô Chi Lan vâng mệnh rồi nhón tay thảo luôn một chương, trong đó có hai câu kết rất đắc vị. Điện ngọc ngói mời mây biếc
Bản đồ hành chính
VĂN BẢN CHỈ ĐẠO CỦA HUYỆN ỦY
- Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 5, nhiệm vụ trọng tâm tháng 6/2021
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng quý I, nhiệm vụ trọng tâm 9 tháng...
- Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 8, nhiệm vụ trọng tâm tháng 9/2021
- Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 7, nhiệm vụ trọng tâm tháng 8/2021
VĂN BẢN CHỈ ĐẠO CỦA HĐND
- Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 5, nhiệm vụ trọng tâm tháng 6/2021
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng quý I, nhiệm vụ trọng tâm 9 tháng...
- Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 8, nhiệm vụ trọng tâm tháng 9/2021
- Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 7, nhiệm vụ trọng tâm tháng 8/2021